Mùa vải như 1 cái chớp mắt, nhanh chóng trôi qua để lại bao thương nhớ. Hôm nay, Inochi sẽ gợi ý giúp bạn cách bảo quản vải ăn cả năm vô cùng đơn giản mà vẫn đảm bảo luôn tươi ngon, mọng nước, tha hồ mix với nhiều món ăn vào bất kỳ lúc nào mình muốn.
Có thể bạn chưa biết, giá 1kg vải thiều Việt Nam xuất khẩu tại Nhật Bản khoảng 400.000-500.000đ. Tại Việt Nam khi vải rộ nhất có thời điểm chỉ chưa tới 15.000đ/kg tươi ngon. Vải là loại quả cực giàu vitamin, có rất nhiều giá trị cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho huyết áp, giúp đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch. Vải không chỉ mọng nước mà còn có hương vị đặc biệt thơm ngon. Dùng vải thiều chế biến đồ uống, bánh hay salad sẽ đều mang đến cho các món ngon với những dư vị khó quên.
Do đó, không có lý do gì để bạn bỏ phí những trái vải chỉ rộ lên vào vụ mùa ngắn ngủi. Rất nhiều bà nội trợ đã mách nhau các bí quyết bảo quản vải thật lâu mà vẫn thơm ngon. Biết cách bảo quản vải thiều, bạn sẽ có vải ngon giữ tròn hương vị như vải tươi vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Hãy tham khảo ngay các bí quyết bảo quản vải thiều để ăn quanh năm với những chia sẻ của Food Bloger Hà Ly trong bài viết này nhé.
Bí quyết bảo quản vải thiều đúng cách – chọn chuẩn vải Thanh Hà
Thường để bảo quản vải thiều đúng cách, chất lượng, khâu chọn vải là rất quan trọng. Nên chọn những chùm vải quả nhỏ vừa, tròn căng, cành và cuống tươi nếu không vải rất dễ bị sâu đầu. Quả vải có màu hồng ửng, vỏ tương đối nhẵn, ít sần sùi thì đó là những chùm vải ngon, dày cùi, hạt nhỏ. Giống vải ngon khi ăn thường cho vị ngọt thanh, không bị chua khé, cùi vải có vị giòn sựt tự nhiên.
Cách sơ chế khi bảo quản vải thiều
Khi mua vải thiều về, bạn hãy sơ chế vải theo các bước hướng dẫn và minh họa như ảnh bên dưới nhé. Chọn đúng vải thiều “xịn” – ngon nghe tưởng đơn giản nhưng cũng cần một chút tinh ý đấy. Hãy chọn những quả vải vừa, tròn căng, cuống còn tươi, và khi cắt, đừng cắt quá sát để nước không bị ngấm vào ruột vải trong quá trình bảo quản.
Đối với vải thiều, bạn không nên ngâm, rửa vải quá lâu, tránh để vải bị úng nước. Sau khi ngâm vải, bạn vớt vải ra rổ thưa đợi ráo nước. Bạn có thể dùng khăn hoặc rổ kín đậy lên vải, tránh những nơi quá nhiều gió kẻo vải khô vỏ, mất nước. Những bộ thau rổ xoay đa năng rất lý tưởng cho việc ngâm, rửa, đợi vải ráo nước mà không cần quá nhiều dụng cụ, lại vô cùng gọn, đẹp mắt sạch sẽ.
Cách bảo quản nhanh – giúp vải thiều tươi như mới trong 1,2 tuần
Nếu bạn chỉ thích ăn vải tươi, tranh thủ mua mỗi lần 5-10kg và muốn giữ vải luôn như mới sau 1,2 tuần, hãy học ngay những bí kíp “giữ nước” cho vải như sau nhé.
Sau khâu đợi vải ráo nước sau khi ngâm, bạn hãy chia vải thành những phần vừa ăn rồi cất vào hộp nhựa, đậy kín rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Làm theo cách này, vải sẽ không bị sâu, thối và sẽ luôn giữ được lớp vỏ tươi. Sau 1,2 tuần thậm chí hơn thế nữa, khi ăn, bạn sẽ thấy vải vẫn thơm ngon như vừa hái trên cây xuống, và vỏ vải cũng không hề bị thâm, héo.
Nên chọn những sản phẩm hộp thực phẩm từ nhựa nguyên sinh, bảo quản kín để không bị ám mùi và làm mất nước của vải.
Cách bảo quản, cấp đông vải thiều để ăn quanh năm
Ngoài việc trữ vải tươi, các bạn còn có thể cấp đông vải để dùng dần quanh năm. Trước khi cấp đông, bạn lựa từng quả vải, bóc ½ quả rồi khéo léo dùng mũi kéo cắt quanh núm, kẹp vào hạt, xoáy nhẹ để tách hạt ra. Sau đó, bạn bóc nốt phần vỏ còn lại và bỏ vào trong hộp.
Vải đã bóc vỏ được xếp đầy vào các hộp thực phẩm, đậy nắp kín cho vào ngăn đông để dùng dần. Với những loại hộp thực phẩm chuyên dụng và kín như hộp Hokkaido – bạn có thể bảo quản vải vẫn thơm ngon tới 1 năm.
Vải cấp đông có thể dùng để nấu chè, pha trà vải với hoa cúc, đường phèn và làm nhiều món ngon khác…
Chỉ với vài thao tác đơn giản kết hợp với những dụng cụ chuyên dụng, chất lượng, bạn đã có thể bảo quản những trái vải thơm ngon để phục vụ bản thân và gia đình.
Hãy áp dụng và chia sẻ những bí kíp hữu ích này nhé. Inochi chúc bạn luôn có những món ăn thật ngon cho những người thân yêu để giữ lửa yêu thương trong căn bếp và tổ ấm của mình.
Inochi Store – Bên bạn mỗi ngày